💎 Cách viết task 2 để luôn đạt trên 7.0 + Phân tích bài mình đã viết để được 8.0 🔥
Chào các bạn, lại là mình đây ^^. Cảm ơn mọi người đã ủng hộ nhiệt tình bài viết review xu hướng ra đề IELTS lần trước của mình (nếu bạn cần xem lại bài đó mình sẽ để link ở phần comment nhé). Trong bài chia sẻ ngày hôm nay, mình muốn (1) chia sẻ trải nghiệm cá nhân tự ôn luyện writing của mình để đạt 8.0 - và chắc chắn cách tiếp cận này sẽ áp dụng được cho các bạn đang có mục tiêu writing 7.0; và (2) phân tích và viết lại bài mình đã viết trong ngày thi vừa rồi (đạt Band 8.0) cho các bạn cùng tham khảo. Bài sẽ hơi dài nhưng hứa hẹn có nhiều insights cho các bạn nên mọi người cố gắng đọc hen ^^.
Nói sơ lược về lịch sử thi kĩ năng writing của mình. Từ lớp 11 mình là gốc chuyên Anh nên được rèn rất kĩ về ngữ pháp và từ vựng, nhờ đó mà trong lần thi đầu tiên của mình (hình như là năm 2006) thì mình đã đạt điểm 7.0 cho kĩ năng này, lúc đó cũng hơi bất ngờ vì trong lớp luôn bị thầy cô nói là "cách tư duy của con khi viết rất con nít và từ vựng dùng gượng gạo". Lúc đó mình thật sự viết theo bản năng và chưa có một khái niệm gì về cách tiếp cận đúng đắn cho bài writing IELTS. Mình đã trải qua một thời cảm thấy bị chơi vơi trong một đại dương mênh mông của kĩ năng này nên mình rất hiểu tâm lý của các bạn đang tự học writing. Anyways, mãi đến sau khi tốt nghiệp đại học mình mới bắt đầu đạt 7.5-8.0 writing, nhưng lúc đấy mình vẫn chưa có ý niệm rõ ràng điều gì tạo ra sự khác biệt giữa 7.5 và 8.0. Đến lúc mình về lại Vietnam (hồi trước mình học ĐH tại NUS Singapore) bắt đầu nghiên cữu kĩ hơn về các tiêu chí chấm điểm của IELTS và đọc nhiều bài mẫu của các thầy cô bản xứ nổi tiếng như Liz, Chris Pell, Ryan Higgins, Simon, Dominic Cole thì mình cũng thấy mỗi người có một kiểu tiếp cận khác nhau. Thầy Simon có xu hướng liệt kê 3 ý trong một đoạn (đôi khi cũng khai triển 2 ý/đoạn), cô Liz và thầy Dominic thường viết maximum 2 ý/đoạn, còn thầy Pell và Higgins luôn viết 1 ý/đoạn (kèm phân tích ví dụ). Các bạn đoán xem cách tiếp cận nào luôn mang về con 8.0 cho mình?
Đáp án chính là cách viết 1 ý cho mỗi đoạn + phân tích kĩ ví dụ. OMG, cách viết này cực kì đơn giản và bạn thật sự không cần suy nghĩ quá triết lý luôn. Mình tự nhận các idea mình lấy trong các bài 8.0 gần đây (4 lần thi liên tiếp gần đây mình đều đạt 8.0) không có gì gọi là "xịn" cả, nó rất đơn giản và một người có tư duy trung bình cũng có thể nghĩ ra được. Về phương diện dùng từ (lexical resource), những bài sau này của mình thiên về collocations thể hiện chính xác ý cần diễn đạt (và mình biết chắc về ngữ cảnh sử dụng) hơn là dùng các từ được liệt vào danh sách C2 một cách vô tội vạ. Và có lẽ đây là sự khác biệt lớn nhất mà mình tự cảm nhận được giữa band 7.5 và 8.0: cách khai triển ý + cách dùng từ.
💎 Lời khuyên của mình dành cho các bạn đang tự học và nhắm con điểm 7.0+ trong writing task 2:
1. Mỗi đoạn một ý chính (keyword) —> gọi tên ví dụ —> phân tích kĩ ví dụ
2. Dùng collocations nào mình biết chắc chắn phù hợp ngữ cảnh sử dụng (nếu bạn cần cày collocations thì mình recommend quyển Collocations in Use của Cambridge - rất ổn áp)
3. Đa dạng hóa cấu trúc câu (câu ghép / phức / bị động / điều kiện / mệnh đề quan hệ), phải có ít nhất 3-4 loại câu trong list này nếu bạn muốn đạt 7+ cho tiêu chí ngữ pháp. Ngoài ra, bạn còn phải đảm bảo độ chuẩn xác về ngữ pháp (ví dụ như không mắc các lỗi chia thì, số ít số nhiều, thiếu động từ…).
📝 Mời mọi người tham khảo một đề mình đã gặp trong đợt thi gần đây mà nó làm mình đứng hình tầm 1'.
"In some parts of the world it is increasingly popular to research
the history of one's own family. Why do people want to do this? Is it a positive or negative development?"
Xu hướng gần đây IELTS rất hay ra mixed questions trong task 2 nhé mọi người, thực ra không khó, bạn chỉ cần mỗi đoạn trả lời một câu hỏi là xong. Sau đây là cách tiếp cận cho dạng này.
- Intro: paraphrase đề + câu thesis
- Body 1: trả lời câu 1
- Body 2: trả lời câu 2
- Conclusion: paraphrase mở bài
Mình viết intro và conclusion theo phong cách tối giản (mở bài 2 câu, kết bài 1 câu). Câu thesis trong mở bài mình viết theo kiểu "có một vài lí do cho việc này và đây là một xu hướng tích cực". Mình đã viết cách này trong 4 lần thi gần đây, không hề chăm chút cho phần mở và kết, chỉ tập trung viết body cho thật tốt vì đây sẽ là phần quyết định điểm số của các bạn. Hơn nữa, vì mình thi trên máy tính, mình luôn type ra phần mở và kết trước để nếu có hết thời gian, mình vẫn hoàn thành được toàn bộ bài. Việc thiếu kết luận có thể ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến điểm Task Response của các bạn.
💡 Lập luận của mình như sau:
- Body 1: người ta tìm hiểu về gia phả đơn giản là vì họ tò mò về tổ tiên của họ —> ví dụ: người Mỹ gốc Việt tìm hiểu về lịch sử gia phả —> hiểu rõ hơn về các khó khăn của người trước khi phải di cư sang Mỹ —> làm họ cảm thấy tự hào và trân trọng cuộc sống hiện tại của họ hơn
- Body 2: đây là xu hướng tích cực, lí do: có tính giáo dục cao —> nếu một trẻ vị thành niên tìm hiểu về gia phả và biết được ông cố của mình là một tội phạm khét tiếng và nhận án chung thân, bạn ấy sẽ được răn đe và có thêm động lực để trở thành một công dân tốt —> điều này cho thấy được lợi ích của xu hướng tìm hiểu về lịch sử gia đình
✏️ Mọi người xem qua bài mình đã viết nhé:
"In some parts of the world it is increasingly popular to research
the history of one's own family. Why do people want to do this? Is it a positive or negative development?"
In certain nations the idea of looking into one's family history is gaining popularity. There are a variety of explanations for this trend and I would argue that this is a positive development.
The trend toward learning more about one's ancestors and family tree can be explained by several factors, chief of which is that one does this simply out of curiosity. This is particularly prevalent in multicultural countries such as the United States which has a sizeable number of immigrants. For instance, many American born Vietnamese in an attempt to find out about their roots may learn about the hardships their great grandparents had to endure while fleeing the Vietnam War in 1975. This knowledge could in turn instill in them a sense of pride and appreciation of their current life which would be very different now had their ancestors decided not to migrate a few decades ago.
I believe the rising popularity of researching one's family history is a positive trend. One justification could be that such an activity could be highly educational for an individual. If a teenager, for example, were to find out he was the descendant of the most wanted criminal who received a life sentence in prison for his heinous crimes, he would likely be deterred from taking the same path and grow into a more upright citizen. This shows the benefits that can be derived from educating oneself about his family history given the increasing rates of juvenile delinquency in today's society.
In conclusion, the rising popularity of researching one's ancestry can be attributed to a number of factors and my belief is that this is a positive development.
💎 Vocab Highlights
- ancestor (n): tổ tiên
- do sth out of curiosity: làm việc gì vì tò mò
- prevalent (a): widespread / common | thường thấy, thịnh hành
- immigrant (n): người nhập cư
- find out about / research one's roots: tìm hiểu về lịch sử gia đình
- endure hardships: chịu đựng những khó khăn
- flee a war: trạy chốn khỏi cuộc chiến
- instill in someone a sense of pride / appreciation: làm thấm nhuần tinh thần tự hào / sự biết ơn
- descendant (n): hậu duệ / đời sau
- receive a life sentence: nhận án tù chung thân
- heinous crimes (n): các tội ác ghê tởm
- be deterred from doing sth: bị làm nhụt chí trong việc gì
- upright citizen (n): công dân tốt
- derive benefits from sth: gặt hái được những lợi ích từ
- juvenile delinquency (n): sự phạm pháp của thanh thiếu niên
- ancestry (n): tông môn / dòng họ
Bài ở trên giống trên 95% so với bài mình viết hôm đi thi thật, vì mình không nhớ hết từng chữ nhưng lập luận và cách dùng từ không có gì thay đổi. Nếu mọi người đọc kĩ sẽ thấy mỗi ý chính của từng đoạn khá dễ hiểu và cũng không có gì quá triết lý. Một examiner đã từng nói với mình rằng "một người viết tốt là người có khả năng truyền đạt một khái niệm dành cho tiến sĩ theo cách hiểu của một em bé 9 tuổi", và sau này mình đều đi theo cách tư duy như thế này khi đi thi cũng như khi dạy writing cho các học viên IELTS của mình, và cũng không ít bạn đã đạt W7.5-8.0 theo cách viết khai triển sâu.
Các bạn nên lưu ý một điều rằng bài thi IELTS writing không hẳn là bài thi viết văn phong học thuật, mà là bài thi về cách tư duy và sử dụng ngôn ngữ thể hiện lập luận của người viết về một khái niệm một cách hiệu quả nhất (và người đọc được mặc định là người không có kiến thức chuyên môn về chủ đề đang được viết). Một ngày bạn có khả năng đơn giản hóa câu hỏi của IELTS và trình bày quan điểm + lập luận đủ mạch lạc để một bé lớp 5 lớp 6 vẫn có thể hiểu được thì mình tin rằng lúc đó bạn đã chinh phục được kĩ năng này. Đây là quan điểm và cách tiếp cận của cá nhân mình thôi, vì chắc chắn sẽ có những trường phái tiếp cận writing khác mình, nên mấy bạn có thể thử áp dụng cách của mình xem có phù hợp với bản thân không nhé.
Viết tới đây cũng khá dài rồi, mình rất cảm ơn mọi người đã đọc đến tận đây. Mình chúc các bạn sẽ có thêm động lực cày writing và sẽ sớm đạt mục tiêu nhé.
Ah, hiện tại mình cũng đang welcome các bạn nào đã có IELTS 8.0+ và có background về sư phạm tham gia team giáo viên của mình, nếu bạn nào có quan tâm thì gửi tin cho mình nhé, hoặc nếu bạn có bạn bè nào quan tâm thì giới thiệu giúp mình hen. Thanks a lot guys!!!
Ah nếu bạn muốn được hỗ trợ 200k lệ phí thi có thể liên lạc IELTS with Datio để đăng ký giùm bạn nhé ;)
Chúc các bạn cuối tuần thật tích cực! Mọi người có thể follow mình để được FB thông báo khi mình post các bài tiếp theo nhé ^^.
Đạt